I. Thông tin chung về bệnh Gút
Bệnh Gút (Gout) trong Đông y gọi là Thống phong. Gút là một trong những loại viêm khớp nguy hiểm và gây đau đớn, tàn phá khớp xương nặng nề nhất. Trong đó các cơn Gút tái diễn cấp tính thường là do sự kết đọng các tinh thể muối Urat tích tụ lại trong khớp xương thành những tinh thể sắc nhọn luồn vào bên trong bất kể khớp nào. Hậu quả là các mô xương bị viêm và đầu mút dây thần kinh của khớp bị ảnh hưởng sẽ bị kích thích, người bệnh phải gánh chịu các cơn đau khủng khiếp và kéo dài dai dẳng.
Theo Y học hiện đại, Gút là do trục trặc về gen. Cụ thể có 5 gen gây bệnh Gút là HGPRT1, 3 gen PRPPs1,2,3 có trong tinh hoàn và Glc6-photphat tại gan (Hội chứng Lesch-Nyhan là một rối loạn di truyền hiếm gặp do sự thiếu hụt của enzym hypoxanthine-guanine phosphoribosyltransferase (HGPRT), là hậu quả do các đột biến trong một gen nằm trên nhiễm sắc thể X). Khi nồng độ axit uric trong máu vượt mức cho phép dẫn đến sự tích tụ các tinh thể muối urat lắng đọng tại các khớp từ đó gây viêm khớp hình thành bệnh Gút.
Một số các nguyên nhân chủ quan khác thường gặp có thể kể đến như:
- Người bệnh sử dụng các loại kháng sinh lâu ngày, thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau.
- Ăn nhiều thực phẩm chứa Purin như nội tạng động vật cua, nghêu, thịt bò, uống nhiều bia rượu, cũng sẽ làm tăng nguy cơ tích tụ chuyển hóa tạo thành Axit uric tạo tiền đề hình thành bệnh Gút.
- Sự suy giảm chức năng của thận không bài tiết hết lượng axit uric ra khỏi cơ thể.
- Do yếu tố di truyền, tế bào bị phá hủy khi điều trị bệnh ung thư, thừa cân, béo phì.
- Uống ít nước, chơi thể thao (việc nặng) quá tải và dài ngày dẫn đến ra quá nhiều mồ hôi mà lại đi tiểu ít – tiểu tiện là con đường đào thải axit uric; thói quen thức khuya
II. Diễn biến bệnh
Bệnh Gút được chia thành 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Gút làm nồng độ axit uric trong máu tăng cao, gđoạn này chưa có triệu chứng
- Giai đoạn 2: Ở giai đoạn này các tinh thể muối urat bắt đầu lắng đọng lại, phổ biến là ngón chân cái và gây sưng đột ngột. Cơn Gút chỉ diễn ra trong vài ngày và tự khỏi
- Giai đoạn 3: Các cơn Gút cấp thường tái phát, tần suất tăng dày và mức độ đau đớn cũng nặng hơn.
- Giai đoạn 4: Bệnh nhân không điều trị kip thời bệnh trở thành mãn tính. Các cơn đau ở nhiều khớp hơn, đau liên tục thường bị nhầm các dạng viêm khớp khác. Giai đoạn này các tinh thể urat lắng đọng ở các khớp và mô bắt đầu hình thành các hạt TOPHI dưới da.
III. Biến chứng của bệnh Gút
Theo ThS.BS. Nguyễn Thị Thanh Mai – Khoa Khám bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Bạch Mai thì các biến chứng kinh khủng của bệnh guot đó là:
- Hạt tophi: Đây là biểu hiện của Gút mạn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, giảm tự tin giao tiếp xã hội, giảm chức nặng vận động khớp
- Dò hạt tophi khó liền: Đường vào của vi khuẩn gây nhiễm trùng khớp, nếu trên nền bệnh nhân suy giảm miễn dịch do corticoid thì rất dễ nhiễm trùng huyết.
- Biến chứng thận: Sỏi urat của thận: là loại sỏi không cản quang, chỉ có thể phát hiện qua siêu âm hệ tiết niệu. Viêm thận kẽ, viêm đài bể thận, nhiễm trùng hệ tiết niệu do ứ nước ứ mủ do sỏi urat.
- Suy thận mạn: Làm giảm thải acid uric, tăng nguy cơ bị cơn Gút cấp, khó khăn khi dùng thuốc chống viêm.
- Viêm tĩnh mạch nông chi dưới: Cần điều trị bằng colchicin. Thường gặp ở các bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa đi kèm: tăng huyết áp, tăng đường máu, rối loạn lipid máu, béo trung tâm…
- Mật: hoặc lắng đọng trong xoang mật có thể gây sỏi thận.
- Tim: Một số nghiên cứu còn cho thấy tinh thể urat natri lắng đọng ở màng tim gây ra bệnh tim.
Ngoài ra, khi điều trị bệnh cũng có thể xảy ra các biến chứng như: Biến chứng do dùng chống viêm giảm đau: Viêm loét dạ dày tá tràng, ruột non. Tăng đông ở bệnh nhân bị chứng mạch vành. Tăng suy thận. Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
Cũng theo bác sĩ Mai khi điều trị bệnh bao gồm thay đổi lối sống và dùng thuốc chống viêm, giảm đau, giảm acid uric máu. Thuốc chống viêm giảm đau càng được dùng sớm khi có triệu chứng thì tác dụng cắt cơn càng nhanh.
- Các biến chứng của bệnh Gút bao gồm biến chứng liên quan đến bệnh và biến chứng liên quan đến điều trị triệu chứng.
- Các biến chứng do dùng colchicin: Tiêu chảy cấp, đặc biệt khi dùng quá liều. Các biến chứng do bị dị ứng thuốc (như allopurinol, kháng sinh…): bệnh nhân bị Gút thường có cơ địa rất dễ bị dị ứng, thậm chí có bệnh nhân dị ứng tất cả các thuốc điều trị Gút.
Đặc biệt, các biến chứng do dùng corticoid: Đây là một gánh nặng lớn, thuốc nhóm này rẻ, dễ mua, giảm đau nhanh chóng nên hay bị lạm dụng. Vì lợi nhuận người ta có thể nghiền nhỏ, pha trộn thành các gói bột, viên hoàn tán, dạng chai dịch… bán với giá cao.
Bệnh nhân uống thấy giảm đau tốt nghĩ là thuốc đắt tiền tốt, lần sau bị lại uống. Thuốc nhóm này làm giảm thải acid uric qua thận nên làm acid bị tích tự lại thành các hạt tophi, bệnh trở nên mãn tính.
Một loạt các tác dụng phụ khác của corticoid: làm tăng nguy cơ loãng xương, tăng huyết áp, đái tháo đường, đục thủy tinh thể, xuất huyết tiêu hóa, suy thượng thận.
IV. Phương pháp hỗ trợ điều trị Gút bằng tảo xoắn Spirulina
Axit uric được sản sinh từ sự phá vỡ tự nhiên của tế bào trong cơ thể và từ thực phẩm bạn ăn. Những bệnh nhân có axit uric trong máu cao cần giảm lượng thức uống có cồn, thức ăn có đường và giảm các thực phẩm giàu purin như thịt, gia cầm, hải sản và đậu.
- Nước: Người bệnh Gút cần uống nhiều nước (10 -12ly/ngày) để tăng dẫn thải chất độc ra khỏi cơ thể, kể cả axit uric dư thừa, nước sẽ làm loãng và thúc đẩy quá trình đào thải axit uric.
- Vitamin C tự nhiên có trong tảo Spirulina: Giúp giảm axit, giảm mức axit uric
- Omega-3: Tảo xoắn Spirulina chứa rất nhiều axit béo omega-3 thiết yếu như EPA và DHA giúp giảm sưng và viêm Gút
- Anthocyanin và Phycocyanin trong tảo Spirulina: giúp giảm mức axit uric, ngăn ngừa kết tinh và lắng đọng trong các khớp. Ngoài ra, anthocyanin cùng Phycocyanin và allophycocyanin (hình thành màu xanh đặc trưng của tảo Spirulina) đã được chứng minh làm tăng mạnh tế bào máu trắng (bạch cầu), tăng sức đề kháng với hầu hết các bệnh tật.
- Tảo Spirulina cung cấp chất xơ: Tảo xoắn rất giàu chất xơ, và lại là chất xơ đặc biệt giúp giảm mức axit uric trong máu. Chúng hấp thụ axit uric trong máu và giúp loại bỏ axit uric dư thừa từ cơ thể, thông qua thận.
- Tảo Spirulina cung cấp nhiều chất chống ôxy hóa: Anthocyanins, Polyphenols, Curcuninoids, Beta-Carotene, Lycopene, Vitamin C, Vitamin E, Selenium, acid béo gama linolenic (GLA) vô cùng dồi dào trong tảo xoắn, ngoài khả năng miễn dịch, giúp cơ thể khoẻ mạnh và chống ung thư ra, cũng giúp kháng viêm và sưng phù khớp đặc trưng ở bệnh Gút rất hiệu quả.
- Các nguyên tố vi lượng có trong tảo: Kiềm (muối) và Kali: vốn là hai “đặc sản” của tảo xoắn Spirulina, kết hợp với axit folic giúp đào thải axit uric ra khỏi cơ thể, cực kỳ tốt cho người bệnh Gút.