Chlorophyll hay còn gọi là chất diệp lục là một chất được đánh giá là có vai trò quan trọng nhất trong tự nhiên, được coi là nguồn gốc của sự sống. Thế nhưng những nghiên cứu chuyên sâu về Chlorophyll lại chỉ thực sự diễn ra cho mãi đến những năm đầu của thế kỷ 20. Chlorophyll đã đem về 2 giải Nobel hóa học cho những nghiên cứu xuất sắc vào năm 1915 và 1930.
Chlorophyll (Diệp lục tố) là gì?
Chlorophyll hay còn gọi là chất diệp lục hoặc diệp lục tố, là sắc tố quang tổng hợp màu xanh lá cây có ở thực vật, tảo, vi khuẩn lam. Chlorophyll là thành phần cực kỳ quan trọng của lá cây, chính nhờ có chlorophyll mà lá cây có được màu xanh lục đặc trưng của mình.
Vai trò của Chlorophyll
Vai trò của Chlorophyll đối với thực vật
Chlorophyll là chất giúp thực vật hấp thu năng lượng từ ánh sáng. Quá trình hấp thu năng lượng từ ánh sáng để chuyển hóa thành năng lượng nuôi dưỡng và dự trữ dưới dạng carbonhydrat (đường) gọi là quá trình quang hợp.
Chlorophyll có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất này. Nhờ có chlorophyll, quá trình quang hợp được thực hiện, tạo ra năng lượng nuôi sống tất cả sinh vật trên Trái Đất bù đắp lại những chất hữu cơ đã tiêu hao trong quá trình sống; cân bằng khí CO2 và O2 trong không khí; quang hợp liên quan đến mọi hoạt động sống kinh tế của con người.
Vai trò của Chlorophyll đối với con người
Để duy trì sự sống và có một cơ thể khỏe mạnh, con người buộc phải tiêu thụ nhiều loại thực phẩm có chứa diệp lục. Cấu trúc phân tử của diệp lục tố tương tự như cấu trúc của Hemoglobin. Hemoglobin là các phân tử chịu trách nhiệm vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Nó hấp thụ oxy khi máu đi qua phổi, đồng thời cung cấp oxy cho từng tế bào khi máu lưu thông trong toàn bộ cơ thể.
Các nhà khoa học còn phát hiện ra khả năng chống thiếu máu của diệp lục, do nó kích hoạt enzyme, cung cấp quá trình tạo hemoglobin, tăng lượng máu. Ngoài ra, diệp lục còn có tác dụng lọc bỏ chất bẩn trong máu, giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu.
Chlorophyll và giải Nobel hóa học năm 1915
Giải Nobel về hóa học năm 1915 được trao cho Richard Willstätter “cho nghiên cứu của mình về sắc tố thực vật, đặc biệt là chất diệp lục“
Bằng cách tinh chế chlorophyll một cách tinh khiết với số lượng lớn, Richard Willstätter đã giải mã được cấu trúc hóa học của chất diệp lục. Đó là một mạng lưới các nguyên tử carbon, hydro, ni tơ và ô xy xung quanh một nguyên tử Magie. Phát hiện này cũng là đầu mối để tập trung nghiên cứu Magie như là một chất dinh dưỡng thực vật.Trước khi có công trình nghiên cứu của Richard Willstätter, các nhà khoa học đều nghĩ rằng mỗi loại lá cây đều có một loại diệp lục tố đặc trưng. Richard Willstätter đã chỉ ra rằng, có 2 loại chlorophyll cơ bản, thứ nhất là loại màu xanh lá cây (blue- green)- chlorophyll typ a và loại thứ 2 có màu vàng- xanh (yellow- green)- chlorophyll typ b.
Chlorophyll và giải Nobel hóa học năm 1930
Chlorophyll, diệp lục tố với 2 giải Nobel đầu thế kỷ 20 đã thực sự gây sốt. Cơn sốt chlorophyll tạm lắng xuống trong chiến tranh thế giới lần thứ 2 và sau phát minh ra kháng sinh penicillin. Thế nhưng tác dụng kỳ diệu của chlorophyll đối với sức khỏe con người là không thể phủ nhận và hiện nay đang được quan tâm trở lại.